Tôi cho bạn vay 800 triệu đồng, đổi lại nhận thế chấp bằng mảnh đất 120 m2. Luật không cấm cá nhân thế chấp tài sản cho cá nhân, có phải vậy không? Chúng tôi có thể tới văn phòng công chứng để công chứng thế chấp tài sản khi cho vay không? Hoặc có cách nào để đảm bảo pháp lý cho hợp đồng thế chấp giữa chúng tôi không?
ế
Theo điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 , thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).
Như vậy, việc thế chấp tài sản giữa cá nhân với cá nhân để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ không bị pháp luật cấm.
Về hình thức của hợp đồng, theo khoản 3 điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này. Với quy định này, công chứng hợp đồng là một trong những điều kiện bắt buộc để giao dịch thế thế chấp có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, sau khi hợp đồng vay tiền (có nội dung bên vay thế chấp tài sản) được công chứng thì cần phải được đăng ký giao dịch bảo đảm tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất (thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký)
Theo quy định tại điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm thì hồ sơ gồm có:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (một bản chính);
2. Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (một bản chính hoặc một bản sao có chứng thực);
3. Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 điều 97 của Luật đất đai (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận);
4. Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau đây:
a) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc một bản sao có chứng thực hoặc một bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
b) Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại điều 12 của Nghị định này.
Về phương thức, hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các cách sau đây:
1. Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
2. Nộp trực tiếp;
3. Qua đường bưu điện;
4. Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Về phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm, có nhiều cách để thực hiện. Nhà đầu tư hoặc bên yêu cầu đăng ký có thể nộp hồ sơ qua hệ thống đăng ký trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Ngoài ra, việc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc qua đường bưu điện cũng được chấp nhận. Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm, họ cũng có thể thực hiện nộp hồ sơ qua thư điện tử. Điều này cho thấy sự linh hoạt trong quy trình đăng ký, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện các giao dịch thế chấp.
Tóm lại, mô hình thế chấp tài sản theo quy định pháp luật Việt Nam không chỉ tạo ra một nền tảng pháp lý vững chắc cho các giao dịch tài chính giữa cá nhân mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia. Với việc yêu cầu công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, pháp luật đã tạo ra một hệ thống đảm bảo an toàn và minh bạch trong các giao dịch thế chấp, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế và gia tăng niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính.
Để được hỗ trợ và tư vấn thêm về Công chứng thế chấp tài sản khi cho vay, vui lòng liên hệ Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hoàn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn một cách uy tín, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.