Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất là gì?
Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất là Công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng xác nhận sự giao kết hợp đồng để bảo đảm tính hợp pháp và bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia.
Quy trình công chứng hợp đồng mua bán nhà đất thường bao gồm các bước sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị: Hai bên mua và bán chuẩn bị căn cước công dân, giấy kết hôn (trường hợp chưa kết hôn thì cần có xác nhận tình trang hôn nhân), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và những giấy tờ liên quan
Soạn thảo hợp đồng: Hai bên thỏa thuận các điều khoản và điều kiện của hợp đồng mua bán nhà đất. Thông thường, một bên (thường là người bán) sẽ chuẩn bị hợp đồng và gửi cho bên còn lại (người mua) để xem.
Đặt lịch công chứng: Sau khi hai bên đã đồng ý với nội dung của hợp đồng, sẽ đặt lịch hẹn với một công chứng viên để công chứng hợp đồng. Thông thường, công chứng viên sẽ có quyền yêu cầu các bên cung cấp các tài liệu và thông tin cần thiết trước khi thực hiện quá trình công chứng.
Công chứng hợp đồng: Tại văn phòng công chứng, công chứng viên sẽ kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ làm căn cứ mua bán (đối chiếu bản gốc của các giấy tờ). Sau đó, yêu cầu các bên đọc lại toàn bộ nội dung của hợp đồng trước khi ký vào văn bản. Khi các bên tham gia hợp đồng đã đồng ý với nội dung và các điều khoản trong hợp đồng, Công chứng viên ký xác nhận vào hợp đồng và đóng dấu.
Lưu trữ hợp đồng: Sau khi công chứng, công chứng viên sẽ giữ lại một bản chính của hợp đồng đã công chứng và foto các giấy tờ làm căn cứ lúc đầu, lưu tại văn phòng công chứng.
Lời khuyên dành cho bạn: Trước khi làm hợp đồng công chứng mua bán nhà đất, bạn nên làm hợp đồng đặt cọc. Để hiểu rõ về hợp đọc cọc là gì? Hãy xem bài viết dưới đây:
ĐẶT CỌC CÓ CẦN CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC KHÔNG?
1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác trong một thời gian để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đã đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Khoản 3 Điều 167 luật đất đai năm 2013 ‘không quy định hợp đồng đặt cọc phải công chứng, chứng thực”
Tuy nhiên, Bất động sản là một tài sản có giá trị lớn, trước khi mua bán bạn nên lập hợp đồng đặt cọc tại một Văn phòng công chứng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và tránh được rủi ro khi người bán, bán một tài sản cho nhiều người.
Nếu hợp đồng đặt cọc được thực hiện tại phòng Công chứng, theo quy định thì Công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra thông tin (GCN-QSDĐ) qua hệ thống UCHI của Sở Tư Pháp để xác minh những giao dịch trước đó rồi mới công chứng. Trường hợp đã có giao dịch như chuyển nhượng, ủy quyền, tặng cho, hứa bán, thế chấp…thì không được tiếp tục công chứng. Đây chính là lý do bạn nên công chứng hợp đồng đặt cọc.